Bệnh gút (tiếng Anh: gout, nghĩa là giọt nước) hay còn gọi theo cách Hán Việt là thống phong, là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới. Phần lớn các bệnh nhân gút được chẩn đoán là nam giới tuổi trung niên có cơn gút cấp trên một tiền sử bệnh tiềm ẩn và phần lớn bệnh nhân có uống rượu thường xuyên.
Nguyên nhân của bệnh gút nằm ở những trục trặc về gen. Cho đến nay, giới khoa học đã xác định được 5 gen liên quan đến bệnh gút: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn. Trong bệnh gút, viêm xảy ra do các tinh thể nhỏ của một chất gọi là Acid uric lắng đọng trong khớp, đó là tinh thế muối Urat. Có nhiều nguy cơ lắng đọng muối Urat nếu nồng độ Acid uric cao trong cơ thể. Tuy nhiên, hội chứng tăng Acid uric và bệnh gút là hai vấn đề cần phần biệt, cho dù có liên hệ chặt chẽ với nhau. Acid uric là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể (chất purin có trong các tế bào của cơ thể). Thói quen ăn nhậu, thói quen dinh dưỡng không phù hợp không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra vô số các gốc tự do, chu chuyển lang thang trong cơ thể và sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi.
Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi (tiếng Anh là topus) xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.
Nguy cơ mắc bệnh
Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ, do các gen bị trục trặc thường có ở nam. Tuy nhiên, phụ nữ có nam tính mạnh cũng vẫn bị mắc gút như thường. Các yếu tố có nguy cơ khác bao gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử dụng của một số thuốc (Aspirin, thuốc lợi tiểu).
Sau đây là 10 thực phẩm tốt cho bệnh nhân gút(gout):
1. Dưa hấu
Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính.
2.Quả anh đào
Quả anh đào rất giàu vitamin C, một loại vitamin có thể làm giảm lượng axit uric trong máu. Người bị gout mỗi ngày ăn tối thiểu nửa kg anh đào sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đau. Ở Việt Nam có thể thay thế loại quả này bằng quả sơ ri.
3. Đậu đỏ
Còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.
4. Dứa
Dứa là loại quả rất giàu axit hữu cơ như axit citric, axit malic, nhiều vitamin A, B và đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao (60%), nhiều khoáng tố vi lượng và men tiêu hóa bromelin. Không những thế, nước ép quả dứa rất bổ dưỡng, có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm xơ cứng động mạch, sỏi thận, viêm khớp, bệnh gout…
5. Dâu tây
Dâu tây chứa lượng calo khá thấp nhưng lại là một loại quả giàu dinh dưỡng và vitamin C, và flavonoid. Vì vậy, quả dâu tây không những có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, vitamin C trong dâu tây còn giúp chữa bệnh gout rất hiệu quả.
6. Củ cải
Tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.
7. Bí Xanh
Bí xanh có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.
8. Bắp cải
Là loại rau hầu như không có nhân purin, Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng “bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc” nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric trong máu cao.
9. Súp lơ
Là một trong những loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric trong máu cao.
10. Cải bẹ xanh
Nguyên nhân gây bệnh gút chủ yếu là do ăn quá nhiều chất đạm và uống rượu bia nhiều mà thiếu vận động. Vì vậy người mắc bệnh gút cần phải tránh những thực phẩm giàu purin như hải sản, nội tạng động vật…Ngoài ra, cải xanh cũng là thực phẩm tốt cho người bệnh gút. Cải xanh có tác dụng thải chất axit uric ra ngoài. Dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả.
CHỮA GÚT(GOUT) BẰNG THUỐC NAM CỦA LƯƠNG Y LỤC XUÂN ÚT, THẦY LANG NGƯỜI GIÁY VỚI VÀI THUỐC GIA TRUYỀN ĐẶC TRỊ GÚT.
————————————————————————————–
MỌI THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
Đ/c: Số 54F Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện Thoại: 0963.015.446 – 0439.168.666
Bài viết liên quan: DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH GÚT, Những thực phẩm ăn nhiều gây nguy cơ mắc bệnh gút cao