NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA BỆNH GÚT

Share Button

Gút là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,…

Vi tinh thể muối urate natri là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng. 
 
 
Bệnh Gút
Chân bị sưng ở các khớp do bệnh Gút.
 

 

Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric

 

Tăng bẩm sinh: bệnh Lesch – Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. trường hợp này rất hiếm và rất nặng.

 Bệnh gout nguyên phát: là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.

 Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :

– Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.
 
– Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học  như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính. 
 
– Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh. 

 

Gút
Hình ảnh muối Urate tích tụ.

 

Vai trò của acid uric trong viêm khớp
 
Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng: 
 
– Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch. 
 
– Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh. 
 
– Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng. 
 

Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút (thống phong) là sự kết tủa vi tinh thể muối urate natri. Một trong những biện pháp phòng chống bệnh gút là có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purine.

Uống Rượu Bia
Uống nhiều bia rượu làm sản sinh acid lactic dễ gây bệnh gút.


Những người có nguy cơ mắc bệnh gút

– Người uống nhiều bia rượu: Uống nhiều bia rượu làm sản sinh acid lactic. Những acid này sẽ tránh chấp sự đào thải với acid uric, làm cho lượng acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát hết ra ngoài.

Sự tồn đọng này lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến bệnh gút.

– Người ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao:Thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao như hải sản, cá cơm, cá mòi, thịt ngỗng, nội tạng động vật … cũng có thể làm tăng acid uric dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút.

– Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp

– Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45 (cuối thập niên thứ 3 và đầu thập niên thứ 4)

– Người thừa cân, béo phì: Người thừa cân béo phì cũng có hàm lượng acid uric trong máu rất cao nên là đối tượng dễ bị gút. Việc giảm cân, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp.

Ngoài ra,bạn cũng cần loại trừ những nguyên nhân rất nhỏ nhưng cũng rất quan trọng gây ra bệnh gút như uống ít nước khiến cơ thể không hòa tan và đào thải được acid uric.

Các hoạt động gây ra sốc đột ngột cho cơ thể (ví dụ tắm ước lạnh khi cơ thể đang nóng) cũng có thể là tác nhân để muối urat chuyển hóa thành acid uric.

Lời khuyên cho những người mắc bệnh gút

Theo khuyến cáo của Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc, bệnh nhân gút cần có chế độ ăn hợp lý:

  • Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều acid uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.
  • Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.
  • Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối..).
Không ăn
Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây bệnh gút.

 

Các thực phẩm không nên ăn (nhóm 3 – 4): thực phẩm có nhiều purin

  • Không uống: rượu, bia, cà phê, chè.
  • Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng acid máu.
  • Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, , cá hộp, thịt hộp.
  • Không ăn chế phẩm có cacao, sôcola.

Các thực phẩm ăn với số lượng vừa phải (ăn hạn chế – nhóm 2): thịt các loại, cá các loại, hải sản, gia cầm, đậu đỗ

THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN CHỮA BỆNH GÚT CỦA LƯƠNG Y LỤC XUÂN ÚT.

Khi sử dụng thuốc nam điều trị gout của thầy Lục Xuân Út, 80% trường hợp sẽ đau nhức, một số nặng có thể không đi lại được trong thời gian nhất định. Đây là tác dụng của thuốc đến các vị trí như khớp để phá vỡ gai, muối Urat, thải acid Uric ra ngoài cơ thể. Trường hợp không đau do mới chớm GOUT hoặc mới chỉ dư thừa axit uric, chưa có tích tụ muối, gai Urat ở các đầu khớp.

Lời khuyên: Có thể dùng thuốc giảm đau, nhưng nếu chấp nhận được thì không nên dùng để theo dõi tình hình chính xác hơn. Có thể dùng kết hợp các thảo dược mát, uống nhiều nước để quá trình đào thải này xảy ra nhanh. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng bia rượu vì gây đau đơn lên nhiều lần.

——————————————————————————————————

MỌI THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ

Đ/c: Số 54F Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội

Điện Thoại: 0963.015.446 – 0439.168.666

Bài viết liên quan:  Ăn nhiều đậu phụ tăng nguy cơ mắc bệnh GútNhững thực phẩm ăn nhiều gây nguy cơ mắc bệnh gút cao

Share Button