Cây nhọ nồi hay còn được gọi là cỏ mực (thuộc họ cúc) một loại cây mọc dại, rất phổ biến ở Việt Nam. Cây thường sống một năm hoặc nhiều năm với chiều cao lên tới 30 – 40 cm với cây đứng, nhọ nồi cũng có thể bò trên mặt đất, lan rộng nhiều nhánh. Lá nhọ nồi mọc đối xứng nhau và phiến lá dài hẹp và bám sát vào thân, mặt lá thường có lông và mép khía răng nhỏ. Thân cây màu lục hay nâu, đỏ tía tùy vào vùng cây sinh sống, tại những mấu thân thường phình lên và có lông cứng. Hoa cây nhọ nồi có màu trắng, giống hoa cúc, thường mọc ở ngọn thân hay kẽ lá. Hoa nhọ nồi có hoa cái và hoa lưỡng tính, Hoa cái mọc ở ngoài còn hoa lưỡng tính mọc ở giữa.
Các thành phần hóa học trong cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi có chứa rất nhiều các thành phần hóa học mà mọi người không hề biết đến, các thành phần này có tác dụng chữa bệnh rất tốt dặc biệt là có lợi cho sức khỏe con người.
Các glycosides triterpene và Saponins trong cây nhọ nồi gồm có 6 glycosides loại oleanane : Eclalbasaponins I-VI (năm 2001 có hai chất mới ly trích được tạm ghi là XI và XII), Ecliptasaponin D Eclalbatin, Alpha và Beta-amyrin.
Các Flavonoids và Isoflavonoids có trong cây nhọ nồi: Cây nhọ nồi có chứa các isoflavonoids như Strychnolactone, Isodemethylwedelolac tone, Desmethylwedelolactone, Wedelolactone ; trong lá có chứa luteolin, apigenin và các glucosides liên hệ.
Bài thuốc chữa bệnh gút từ cây nhọ nồi
Cao nhọ nồi: 0,075g, Cao thổ phục linh: 0,075g, Cao nhàu: 0,085g, Cao trạch tả: 0,070g, Cao ba kích: 0,085g, Cao hạ khô thảo: 0,065g, Cao hoàng bá: 0,055g là những thành phần có trong bài thuốc Hoàng Thống Phong điều trị bệnh gút.
– Phòng ngừa bệnh gút và tăng cường sức khỏe: uống 2 lần/ngày, mỗi lần 3 viên.
– Hỗ trợ điều trị bệnh gút: uống 3 lần/ngày, mỗi lần 3 viên.
– Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc là sau bữa ăn 1 tiếng và sử dụng liên tục từ 3 đến 6 tháng.
Những công dụng chữa bệnh khác của cây nhọ nồi
– Tiêu ra máu: cỏ nhọ nồi đem nướng trên miếng ngói sạch cho khô rồi đem tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm.
– Thổ huyết và chảy máu cam: lấy cỏ nhọ nồi cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.
– Tiểu ra máu: cỏ nhọ nồi và mã đề, 2 vị lấy bằng nhau, giã lấy nước uống 3 chén/ngày vào lúc đói. Hoặc nấu cháo cỏ nhọ nồi (100g) với 3 lát gừng.
– Trĩ ra máu: cột nắm cỏ nhọ nồi để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng để thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã.
– Chảy máu dạ dày – hành tá tràng: cỏ nhọ nồi 50g, đại táo 4 quả, bạch cập 25g, cam thảo 15g sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần.
– Vết đứt chém nhỏ chảy máu: 1 nắm cỏ nhọ nồi sạch giã nhuyễn hoặc nhai đắp lên vết thương.
– Chữa râu tóc bạc sớm: cỏ nhọ nồi lượng tùy dùng đem rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong vừa phải vào, cô lại 1 lần nữa. Cho vào lọ sạch, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo vào để uống. Ngày uống 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.
– Chữa di mộng tinh ( do tâm thận nóng): cỏ nhọ nồi sấy khô, tán bột. Ngày uống 8g với nước cơm, hoặc sắc cỏ nhọ nồi để uống ngày 30g.
– Rong kinh: nếu bị nhẹ, lấy cỏ nhọ nồi tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc là cỏ nhọ nồi khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều thì cần phối hợp thêm với trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
– Trẻ bị tưa lưỡi:
Cỏ nhọ nồi tươi 4g, lá hẹ tươi 2g đem giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa với mật ong chấm lên lưỡi cách 2 tiếng 1 lần.
– Trị chảy máu cam, nôn ra máu từ dạ dày: cỏ nhọ nồi 30g, lá sen 15g, trắc bá diệp 10g, đun sôi với nước và chia ra uống 3 lần trong ngày.
– Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: cỏ nhọ nồi 15g, lá trắc bá diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền trong 7 ngày.
– Chữa viêm họng: cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 16g kim ngân hoa, 12g củ rẻ quạt, 16g cam thảo đất sắc lấy nước uống. Uống mỗi lần 1 thang. Dùng trong 3-5 ngày.
– Chữa sốt cao: cỏ nhọ nồi, củ sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 12g ké đầu ngựa, 16g cây cối xay, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
– Chữa mề đay: cỏ nhọ nồi, lá xương sông, rau diếp cá, lá huyết dụ, lá dưa chuột, lá khế, lá nhài đem giã nát, cho nước vào nồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa và đắp vào chỗ sưng.
– Chữa sốt phát ban: cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2-4 lần uống trong ngày.
THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ THUỐC NAM CHỮA GÚT CỦA LƯƠNG Y LỤC XUÂN ÚT
Để giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút mang lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân gút nên lựa chọn cho mình những sản phẩm thảo dược tự nhiên những vị thuốc chữa bệnh gút an toàn hiệu quả khi sử dụng lâu dài, điển hình như sản phẩm thuốc đông y gia truyền của lương y Lục Xuân Út được sản xuất hoàn toàn bằng nguyen liệu tự nhiên, tăng cường chức năng thận, giảm các cơn đau và phòng ngừa tái phát các cơn Gút cấp. Tác dụng có thể khác nhau tùy vào cơ địa của người dùng.
—————————————————————————————
MỌI THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
Đ/c: Số 54F Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện Thoại: 0963.015.446 – 0439.168.666
Đọc thêm: Chữa bệnh gút từ cây cỏ xước đơn giản nhất, Bài thuốc điều trị bệnh gút từ cây lược vàng