Thuốc Nam Chữa Gút (Gout) Tốt Nhất Hiện Nay

Share Button

Điều Trị Gút Bằng Thuốc Nam

Bệnh gút (bệnh thống phong) là một dạng viêm khớp gây ra do hàm lượng axit uric trong máu cao. Trước kia bệnh được xem là căn bệnh của vua chúa vì có liên quan tới việc sử dụng rượu và chế độ ăn giàu đạm. Tuy nhiên, ngày nay gút dần trở thành căn bệnh phổ biến. Một thống kê của Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, viêm khớp do gút và đứng thứ 4 trong các bệnh về khớp thường gặp. Đặc biệt, 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc căn bệnh này. Bênh có thể tái phát nhiều lần gây sưng, biến dạng, phá hủy xương và sụn khớp… Vậy đâu là nguyên nhân gây nên chứng bệnh này? Và làm sao để trị gút an toàn, hiệu quả nhất?.

Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Gút:

Bệnh gút là một dạng của viêm khớp. Nguyên nhân chính gây bệnh là do lượng đạm nạp vào cơ thể vượt quá mức cần thiết dẫn đến sự tăng cao của acid uric trong máu. Khi acid uric tăng đến một mức độ nào đó (mức độ này phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của từng người), chúng sẽ kết hợp lại và tạo nên những khối trong suốt gọi là tinh thể urat. Các tinh thể urat này sẽ lắng đọng trong màng hoạt dịch của khớp gây viêm khớp. Nó cũng có thể lắng đọng ở các cơ quan khác như thận, các mô ở dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tophy.

Biến chứng của bệnh gút.
Bệnh gút gây sưng, biến dạng, phá hủy xương và sụn khớp.

 

Bệnh gút liên quan mật thiết đến lượng acid uric trong máu. Đây là chất thải được hình thành do sự phá hủy tự nhiên của các nhân purin trong cơ thể. Do đó, những người có thói quen ăn nhiều chất đạm như thịt đỏ, hải sản, sữa, phủ tạng động vật… hoặc uống nhiều rượu, bia thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bên canh đó, các số liệu thống kê còn cho thấy, người có tiền sử bệnh tiềm ẩn; gia đình có người mắc bệnh gút; mắc các bệnh khác như béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh thận, huyết áp cao hoặc thường xuyên sử dụng một số loại thuốc làm giảm khả năng bài tiết acid uric (aspirin, thuốc lợi tiểu…) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn, biến chứng nguy hiểm hơn.

Bệnh gút cấp tính: có triệu chứng điển hình nhất là sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp. Các cơn đau thường dữ dội, đặc biệt đau tăng nặng sau khi uống rượu, ăn các loại phủ tạng động vật, hải sản… Đau nhức vào ban đêm làm bệnh nhân mất ngủ, có thể kèm theo sốt. Cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần và có thể tự hết trong vòng dưới 7 ngày. Những khớp hay bị gút tấn công là khớp ngón chân cái, khớp cổ chân, khớp gối, khuỷu tay, cổ tay, các khớp nhỏ của bàn tay. Đôi khi gút còn có thể gây đau ở tất cả những khớp nhỏ trên cơ thể.

 

Biểu hiện của Gút cấp tính.
Gút cấp tính gây sưng ở xương.

 

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu bệnh gút thường không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ việc xét nghiệm máu thấy nồng độ acid uric trong máu cao. Do đó, nếu không khám và làm các xét nghiệm thường xuyên, bạn khó có thể phát hiện bệnh. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân sau khi điều trị dứt các cơn đau khớp cấp đều tưởng rằng bệnh đã khỏi hẳn, không tiếp tục điều trị triệt để. Điều này sẽ tạo điều kiện để gút âm thầm tiến triển thành gút mãn tính.

Gút mãn tính: sẽ có biểu hiện đa dạng hơn, có thể là viêm nhiều khớp cùng lúc mang tính đối xứng, các khớp biến dạng, các cơn đau kéo dài liên tục, lần sau nặng hơn lần trước. Đôi khi bệnh nhân còn có thể sờ thấy những u cục dạng hạt nhỏ không đau ở vùng gân, đầu ngón tay, gót chân.

 

Biến chứng bệnh gút liên quan đến việc hình thành các tinh thể urat. Vị trí các tinh thể này lắng đọng sẽ quyết định loại biến chứng mà bệnh nhân gút có thể mắc phải. Cụ thể:

– Tinh thể urat lắng đọng thành các hạt tophy ở khớp có thể làm biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động của khớp. Khiến bệnh nhân đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là gây tàn phế. Các hạt tophy còn có thể bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.

– Với những bệnh nhân gút mãn tính, muối urat lắng đọng trong thận có thể tạo thành sỏi thận, làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ gây suy thận và tăng huyết áp. Nếu có nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn ngược dòng) sẽ gây viêm thận, áp xe thận…

– Trường hợp các tinh thể urat lắng đọng ở mạch vành tim thì có thể gây ra nhồi máu cơ tim và dẫn tới đột tử.

– Một số trường hợp tinh thể urat còn lắng đọng dưới da tạo thành các u, cục gây đau và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.

 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gút.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gút.

 

Những cách điều trị bệnh Gút (Gout) tốt nhất hiện nay.

Khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gút, bạn cần đến bệnh viện tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại, nguyên nhân gây bệnh. Qua đó, đưa ra hướng điều trị chính xác, hiệu quả.

Chữa gút bằng thuốc nam (dân gian thường dùng)

Các phương thuốc nam thường được người bệnh gút lựa chọn là ăn canh đậu xanh cả vỏ, uống nước lá tía tô, uống nước lá lốt, ngâm rửa chân tay bằng lá lốt, uống nước đun từ lá vối và nụ vối tươi… Chúng có tác dụng hạ acid uric, thanh lọc cơ thể, giải độc tố để phòng ngừa bệnh gút, giảm các cơn đau do gút, hạn chế sự phát triển của bệnh.

 

Các loại lá chữa bệnh Gút.
Các loại lá chữa bệnh Gút.

 

Chữa gút bằng Tây y

Trước kia, Tây y điều trị bệnh gút chủ yếu bằng colchicin. Loại thuốc này cho tác dụng nhanh, giảm đau trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, người dùng thuốc dễ gặp tác dụng phụ như nôn, đau bụng, tiêu chảy…

Ngày nay, các bác sĩ có xu hướng dùng nhóm chống viêm không steroid như mobic, diclofenac, meloxicam, celecoxib… Thuốc cho hiệu quả tốt, giúp giảm đau nhanh trong cơn gút cấp tính. Tuy nhiên, người bệnh phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn như tăng men gan, suy giảm chức năng thận, phù chân, đặc biệt gây viêm dạ dày nên cần thận trọng khi sử dụng.

Bên cạnh các thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh gút trên, người bệnh còn cần dùng thuốc hạ axit uric đều đặn theo chỉ định. Dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu đỏ hoặc đau và không thể bỏ thuốc. Bởi Tây y không thể chữa dứt điểm bệnh gút nên người bệnh cần dự phòng thuốc, để thuốc ở nơi thuận tiện và kiêng khem trong ăn uống để phòng ngừa những cơn đau do gút có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Chữa gút bằng Đông y

Theo quan điểm Đông y, bệnh gút (bệnh thống phong) được xếp vào phạm vi chứng “Tý thống”. Bệnh xảy ra “do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp tà khí thừa lúc hư xâm nhập vào cơ thể, chính khí lưu thông bị tắc, sinh khí huyết ngưng trệ lâu ngày thành chứng tý”.

Đặc biệt, nam giới ở tuổi 40 trở lên, nhất là những người chức năng can tỳ thận đã suy yếu, lại lạm dụng những thức ăn bổ béo, uống nhiều rượu bia, hay lo nghĩ phiền uất càng hại đến nguyên khí, dẫn đến tỳ thận hư suy vận hóa kém sinh đàm thấp ứ trệ lâu ngày sinh thấp nhiệt ứ kết mà đau tại khớp.

Do đó, việc điều trị bệnh gút trong Đông y thường bám sát vào những căn nguyên gây bệnh và giai đoạn phát triển của bệnh. Thuốc chủ yếu dùng để thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp, hướng tới hoạt huyết, bồi bổ khí huyết, nâng cao chức tăng can thận, tăng cường chính khí. Đối với từng giai đoạn, từng thể trạng của người bệnh, các y bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh bài thuốc cho phù hợp, để bệnh mau khỏi và nâng cao thể trạng người bệnh.

Nhận định của chuyên gia về các cách chữa bệnh gút

Bác sĩ Trần Thị Ngọc, Khoa ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ: “Gút là căn bệnh cần điều trị lâu, khó khỏi hẳn, dễ tái phát. Theo kiến thức bệnh học và kinh nhiệm của tôi, Tây y khó trị triệt để được bệnh gút lại mang theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, tổn hại đến hệ tiêu hóa, máu, thận… Do đó, người bệnh nên chọn các bài thuốc trị gút từ Đông y có hiệu quả điều trị cao, không biến chứng.

Bác sĩ Lê Thị Phương – Nguyên PGĐ Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông khẳng định: “Phương pháp chữa gút bằng Đông y hiện nay đang được đánh giá là ưu việt hơn cả. Bởi cơ chế chữa bệnh của các bài thuốc này là đi sâu vào nguyên nhân gây bệnh để trị bệnh tận gốc, ngăn bệnh tái phát. Hơn thế nữa, các bài thuốc đều có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên không có tác dụng phụ nên người bệnh có thể yên tâm dùng lâu dài.

Bệnh nhân mắc bệnh gout có thể tham khảo các bài thuốc của Lương Y Lục Xuân Út với những bài thuốc nam gia truyền chữa Gút. Các vị thuốc trong bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo không chỉ giúp giảm lượng acid uric mà còn giúp tăng thể trạng cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ tự đẩy lui được bệnh tật. Nhiều bệnh nhân tôi từng khám đã đến Trung tâm này lấy thuốc và chỉ sau 1-3 tháng là bệnh khỏi hẳn, rất ít tái phát…”.

 

Lời Khuyên Cho Những Người Bệnh Gút.

Người bệnh cần ngừng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia. Tránh các thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật; các loại thịt đỏ giàu nhân purin như thịt bò, thịt chó, thịt dê; hải sản như tôm, cua, cá béo… Người bệnh cũng cần bổ sung đủ lượng nước khuyến cáo, tăng uống các loại nước khoáng có bổ sung kiềm hoặc nước kiềm.

Lúc các khớp đang đau, người bệnh nên ngừng tập luyện (dù là tập nhẹ) để xương khớp được thả lỏng. Khi tình trạng bệnh đã ổn hơn, các khớp hết sưng viêm thì nên tập các bài vận động nhẹ dành riêng cho bệnh nhân gút.

Sống chung với bệnh gút như việc “đi trên băng mỏng” bởi bất cứ lúc nào cơn đau cũng có thể xuất hiện, gây biến chứng và đe dọa sức khỏe, tính mạng người bệnh. Do đó, thay vì uống thuốc để giảm triệu chứng, ngăn bệnh trở nặng, người bệnh nên tìm những phương pháp đặc trị giúp trị bệnh tận gốc.

Hy vọng những chia sẻ về bệnh gút trên đây sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn sớm lựa chọn được biện pháp tốt ưu để trị gút triệt để, không tái phát!

—————————————————————————————————————-

Mọi thông tin chi tiết và tư vấn về bệnh Gút xin liên hệ: 

Địa Chỉ: Số 54F đường Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội

Điện Thoại: 0963.015.446 – 0439.168.666

Bài viết liên quan: Nên chữa Gút bằng thuốc Nam hay thuốc TâyThời tiết thay đổi ảnh hưởng tới bệnh gút như thế nào

Share Button